Đời sống của cư dân, các di tích, di sản văn hoá Chăm Pa

đưa vào giỏ hàng

Đời sống của cư dân, các di tích, di sản văn hoá Chăm Pa

Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Võ Quốc Khanh, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Từ đầu Công nguyên cho đến các thế kỷ XVII-XVIII, trên dải đất miền Trung Việt Nam, chủ yếu là từ Đèo Ngang cho đến Bình Thuận, đã xuất hiện, phát sáng rực rỡ rồi tắt dần một nền văn minh độc đáo, đó là nền văn minh Chămpa. Chămpa cổ xưa có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Xã hội Chămpa phân chia  thành 3 tầng lớp rõ ràng: quý tộc – quan lại – nông dân công xã, nô lệ, ràng buộc với nhau bởi chế độ sở hữu ruộng đất và lễ nghi tôn giáo.

Những ngôi tháp Chăm đồ sộ, độc đáo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên nét đặc trưng cho văn hóa Chăm. Đây là một khối kiến trúc xây dựng bằng gạch, thường có cửa mở về hướng Đông, hướng mặt trời mọc. Hầu hết các tháp Chăm thường được đặt trên các vị trí thoáng, gò đồi, xa chỗ người dân sinh sống. Điều đặc biệt của tháp Chăm là nghệ thuật chạm khắc tinh xảo và ấn tượng. Những ngôi tháp Chăm nổi tiếng ở Việt Nam có thể kể đến là Thánh địa Mỹ Sơn, tháp Poklong Garai, tháp Bà Ponagar, tháp Bánh Ít…

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 70km về hướng Tây Nam. Nơi đây là một tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Chămpa xưa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ đường kính khoảng 2km, được bao quanh bởi núi đồi. Đây cũng từng là nơi tổ chức lễ cúng tế của vương triều Chămpa, nơi đặt lăng mộ của các vị vua hay hoàng thân, quốc thích.

Bị quên lãng trong một thời gian dài, phải đến năm 1885, Thánh dịa Mỹ Sơn mới được phát hiện và được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1999.

Xưa kia người Chăm đã làm nhiều nghề thủ công để sinh sống như: làm gốm, dệt vải, đóng xe trâu, thuyền, nghề kim hoàn… Hiện nay đa phần các nghề này đã thất truyền, chỉ còn gốm và thổ cẩm được lưu giữ. Làng gốm Bàu Trúc và làng dệt Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận là 2 làng nghề nằm trong danh sách bảo tồn và phát triển,  cũng là địa điểm du lịch văn hóa được nhiều người biết đến.

Văn hóa Chămpa còn nổi tiếng với các lễ hội như lễ hội cầu mưa, lễ hội Katê, lễ hội Ramưwan, lễ hội Roya Phik Trok, lễ hội tháp Bà Po Nagar, lễ mở cửa tháp Chăm,... trong đó quan trọng và gây ấn tượng nhất là lễ hội Katê. Lễ hội Katê được tổ chức theo quy mô nhỏ ở từng làng, sau đó ở từng gia đình. Các thành viên gia đình cùng hành lễ, cầu mong cho gia đình được bình an, con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Đây cũng là dịp để mọi thành viên trong gia đình gần gũi, đoàn kết, được vui chơi, giải trí sau một năm lao động miệt mài.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI