Đời sống của cư dân, các di tích, di sản văn hoá Phù Nam

đưa vào giỏ hàng

Đời sống của cư dân, các di tích, di sản văn hoá Phù Nam

Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Võ Quốc Khanh, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Vương quốc Phù Nam là một quốc gia cổ đại - Nhà nước đầu tiên có nền chính trị, kinh tế hùng mạnh ở Đông Nam Á trong 6 thế kỷ đầu Công nguyên. Quốc gia này để lại cho chúng ta nền Văn hóa Óc Eo, một nền văn hóa, văn minh cổ đại xuất hiện sớm nhất vùng Đông Nam Á. Phù Nam đã có một thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhưng về sau đã bị suy vong và biến mất. Tất cả đền đài, thành quách đều bị chôn vùi trong lòng đất suốt hàng nghìn năm. Đời sau chỉ biết đến Vương quốc Phù Nam qua sự phát hiện ra nền văn hóa Óc Eo sau cuộc khai quật của giới khảo cổ học vào năm 1944.

Kinh đô Phù Nam xưa đặt tại Lò Gò, cách thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang ngày nay khoảng 30km về phía Tây Nam. Vào lúc cực thịnh, vương quốc Phù Nam kiểm soát một vùng dất rộng lớn từ Nam Trung Bộ thuộc Việt Nam ngày nay đến thung lũng sông Mê Nam của Thái Lan.

Dân chúng Phù Nam, cũng như nhà vua đều tôn kính thờ phụng các vị thần của đạo Bà La Môn và Phật giáo. Đền đài được xây dựng  khắp nơi để thờ cúng các vị thần.

Đứng đầu vương quốc Phù Nam là nhà vua, kế đến là các hoàng thân, các lãnh chúa và giới tăng lữ. Quốc gia cổ này cũng có những người làm khoa học, người dạy học là các thầy tu dạy chữ Phạn, có quân đội và các hoạt động nghệ thuật như đào kép, vũ công phục vụ cho giới quan lại. Nghệ thuật ca múa rất phát triển ở thời đại này.

Sống trên vùng ngập nước, cư dân cổ của Vương quốc Phù Nam không trị thủy bằng đê mà bằng cách đào kênh, dẫn nước vào ruộng, khai thác lợi thế từ nguồn nước bằng nghề cá. Nền nông nghiệp thời này khá phát triển với nghề trồng lúa nước.

Thức ăn chính của cư dân Phù Nam là cơm, họ nấu thức ăn bằng nồi đất đặt trên Cà ràng, một loại lò đất có đáy giữ tro, có thể đun củi hoặc than rất thuận tiện cho vùng sông nước, có thể đặt trong nhà và cả trên thuyền bè.

Ở thời đại Phù Nam, nghề luyện kim, đúc khuôn rất phát triển với số lượng lớn phường thợ kim hoàn, thợ rèn. Các ngành nghề khác như nghề dệt, nghề mộc, xây dựng, khai thác lâm hải sản cũng phát triển và có cả đội ngũ chuyên môn.

Việc xây dựng các thương cảng phục vụ cho việc giao thương với các xứ khác, đồng thời vận hành hai con đường mậu dịch lớn nhất hành tinh: “Con đường tơ lụa” và “Con đường hương liệu”, đã khiến Phù Nam trở thành quốc gia hùng manh ở vùng Đông Nam Á thời bấy giờ.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI