Chiến thắng Bạch Đằng Giang

đưa vào giỏ hàng

Chiến thắng Bạch Đằng Giang

Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Từ Công Danh, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Năm 930, vua Nam Hán mở cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ nhất, đánh bại chính quyền Khúc Thừa Dụ, chiếm thành Đại La.

Năm 931, được sự ủng hộ của nhân dân và hào kiệt trong vùng, Dương Đình Nghệ kéo quân ra Bắc, bao vây công phá thành Đại La. Cuộc khởi binh đánh đuổi quân xâm lược dưới sự lãnh đạo của Dương Đình Nghệ hoàn toàn thắng lợi, chấm dứt mưu đồ Hán hóa của giặc phương Bắc. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết Độ Sứ, cai quản việc trong châu. Ông là một trong những người có công phục hồi và mở rộng thành Đại La để trở thành kinh đô Thăng Long vào thế kỷ XI.

Ngô Quyền, quê ở Đường Lâm là người có sức khỏe, mưu cao chí lớn. Trong cuộc kháng chiến của Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, Ngô Quyền đã chiến đấu anh dũng nên được Dương Đình Nghệ tin yêu, gả con gái cho và sau đó phong làm Thứ sử, trấn giữ Ái Châu - Thanh Hóa.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị tướng của mình là Kiều Công Tiễn sát hại. Được tin đó, Ngô Quyền đã kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn.

Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán, tạo tiền đề cho quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai. Ngô Quyền tiến quân vào thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn, đồng thời chuẩn bị chống quân xâm lược .

Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền quyết định chọn khu vực cửa sông Bạch Đằng làm nơi quyết chiến. Dựa vào nước triều lên xuống, ông cho quân và dân ta lập trận địa cọc ngầm.

Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra đánh nhử quân giặc vào cửa sông Bạch Đằng. Nước triều đang lên, giặc đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm. Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền cho quân đánh quật trở lại. Quân Nam Hán rút chạy ra biển. Nước triều rút nhanh, bãi cọc nhô lên, thuyền bị vỡ, Hoằng Tháo bị giết chết. Vua Nam Hán hay tin bại trận, hoảng sợ rút quân về nước.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đi vào lịch sử dân tộc như một sự kiện trọng đại, có ý nghĩa to lớn. Đây là cột mốc quan trọng trong tiến trình lịch sử Việt Nam. Chiến thắng này phá bỏ nền thống trị hơn 1 ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ của dân tộc ta.

Ngô Quyền trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" như nhận định của Đại Việt sử ký toàn thư.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI