Di sản văn hoá Óc Eo

đưa vào giỏ hàng

Di sản văn hoá Óc Eo

Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Võ Quốc Khanh, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Từ tên gọi một gò đất trên cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Óc Eo đi vào lịch sử khảo cổ học Việt Nam như một vùng đất văn hóa khảo cổ đầy hấp dẫn. Văn hóa Óc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ I đến thế kỷ VII. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước - con người ở vùng đồng bằng - châu thổ hạ lưu sông Mê Kông; đồng thời, có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.

Nền văn hoá Óc Eo phân bố trên một khu vực rất rộng ở miền châu thổ sông Mê Kông, bao gồm  miền đất trũng phía Tây sông Hậu, với nhiều vùng sinh thái khác nhau thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp; vùng ven biển Tây Nam kéo đến vùng rừng Sác duyên hải Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh)... và vươn ra tận biển Đông - khu vực từ cửa sông Tiền đến Cà Mau. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều di tích, di vật thuộc văn hóa Óc Eo ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, một phần Long An, Bình Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở các cuộc khai quật vào năm 1944, nhà khảo cổ học Louis Malleret cho rằng cánh đồng Óc Eo là một thành thị cổ và đặt tên là thành thị Óc Eo hay thị cảng Óc Eo. Vùng này không chỉ mang hình ảnh của một đô thị quy củ mà còn có nhiều dấu tích của một trung tâm tôn giáo - văn hóa lớn với 3 cụm quần thể kiến trúc: vùng Linh Sơn Tự, vùng Đông Bắc núi Ba Thê và vùng Giồng Cát, Giồng Xoài.

Các cuộc khảo sát và khai quật đã tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hóa Óc Eo nhiều loại tượng, trang sức với những chất liệu khác nhau, công cụ bằng đồng và bằng đá; các loại hiện vật bằng đất nung như bếp lò, đĩa đèn, chậu, nồi, vò v.v…

Những hiện vật này thể hiện tính phong phú và đa dạng; tính bản địa, sự giao thoa và đan xen giữa các nền văn hóa trong khu vực cũng như với các vùng khác.  Văn hóa Óc Eo có những giao lưu rộng lớn với các nền văn minh thời cổ đại như văn minh Đông Sơn qua những hoa văn trang trí và những hiện vật đồng kiểu tương tự như văn minh Đông Sơn.

Giao lưu văn hoá với Ấn Độ  thể hiện qua những tượng thờ thuộc Ấn Độ giáo, Phật giáo, đồ trang sức, hoa văn chạm chìm, con dấu, văn tự…;

Giao lưu văn hoá với Địa Trung Hải và Trung Đông qua các hiện vật như: huy chương La Mã, hoa văn trang trí, hình chạm chìm, tượng đồng, hạt chuỗi La Mã, hình tượng vua Ba Tư… và với Trung Hoa qua các hiện vật là mảnh gương đồng, tượng Phật nhỏ…

Với những giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu đó, di tích Óc Eo đã được Bộ Văn hóa -  Thông tin, nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, công nhận là khu di tích quốc gia với 3 cụm di tích gồm Di tích kiến trúc nghệ thuật Hai Bia đá và tượng Phật bốn tay được xếp hạng năm 1988, cùng hai di tích khảo cổ Nam Linh Sơn tự và Gò Cây Thị được xếp hạng năm 2002.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI