Nhà nước Văn Lang

Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng. Vua chia nước ra làm 15 bộ. Hầu hết những người em của vua cai trị các bộ này. Họ được gọi là Lạc tướng và có quyền cha truyền con nối. Dưới các bộ là các công xã nông thôn, nơi có các Bố chính, tức là các già làng đứng đầu. Ngoài ra, Vua có một hàng ngũ quan chức để giúp mình trị nước. Các quan ấy được gọi là Lạc hầu. Các con trai của vua được gọi là Quan lang, còn con gái được gọi là Mị Nương.
Đời sống vật chất thời bấy giờ còn thô sơ, nhà sàn chủ yếu làm bằng gỗ, dệt cỏ làm chiếu, lấy vỏ cây làm áo. Ngày thường, đàn ông để trần mặc khố, phụ nữ mặc váy, vua quan thì có thêm áo hai mảnh.
Về đời sống tinh thần, có nhiều phong tục tập quán, lễ hội được định hình; nghệ thuật âm nhạc, đồ trang sức, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt đã đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao, Nghệ thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương.
Thời Văn Lang - Hồng Bàng được gắn với nhiều truyện cổ dân gian có ý nghĩa như: Sự tích bánh chưng, bánh dày. Sự tích bánh chưng bánh dày cho thấy về chính trị, các vua Hùng đã có thể công khai tổ chức các cuộc thi để tìm người kế vị; về nông nghiệp, người Việt thời này đã phát triển kỹ thuật trồng lúa nước; về triết học, bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho quan niệm sơ khai về vũ trụ gồm trời tròn và đất vuông.
Các truyện cổ dân gian khác như Phù Đổng Thiên Vương miêu tả tinh thần chống giặc ngoại xâm; Mai An Tiêm miêu tả sự khai phá vùng đất phía nam với giống hoa quả mới là dưa hấu; Sự tích trầu cau giải thích về tục ăn trầu, một phong tục cổ truyền của người Việt có từ thời Hùng Vương. Miếng trầu gồm có cau, lá trầu quết vôi, phụ thêm miếng vỏ cây chát, tất cả tạo nên sự kích thích, làm cho thơm miệng, đỏ môi…
Cùng với ăn trầu là tục nhuộm răng đen. Răng phải nhuộm đi nhuộm lại vài lần mới lên nước đen bóng; đàn ông nhuộm lại độ 1, 2 lần, còn phụ nữ mỗi năm nhuộm lại một lần, đến độ qua 30 tuổi thì không cần nhuộm lại nữa.
Một trong những tục cổ xưa nhất của người Việt là xăm mình. Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái phần Hồng Bàng thị truyện chép rằng: Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với vua. Nhà vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thủy quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.
Dân nước Văn Lang xưa đã theo lệ thờ thần mặt trời. Mặt trời được xem như đấng thiêng liêng và có quyền năng hơn các vị thần khác. Hình ảnh này được lưu trên mặt trống đồng, một chứng tích văn hóa cổ đại của dân tộc Việt Nam.
Người Việt là một trong những dân tộc có tục thờ cúng tổ tiên sâu đậm và sớm nhất, tín ngưỡng này gần như trở thành một tôn giáo: đó là Đạo ông bà. Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng được đặt ở nơi trang trọng nhất ở trong nhà. Tín ngưỡng này đã được duy trì, lưu truyền cho đến ngày nay!
Cùng chủ đề
Hiện vật khảo...
Văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện năm 1959, ở làng Phùng Nguyên, xã Kinh Kệ, huyện...
Hiện vật khảo...
Văn hóa Sơn Vi là di chỉ văn hóa được lấy tên theo xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ,...
Giới thiệu hiện...
Xuất hiện trước Công nguyên khoảng 800 năm, Văn hóa Đông Sơn có vị trí đặc biệt trong lịch...
Đời sống con...
Trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, công cụ lao động thô sơ, trình độ thấp, người nguyên...
Nhà nước Âu...
Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, trên cơ...
Nhà nước Văn...
Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng. Vua chia nước ra làm 15 bộ. Hầu hết những người em của vua...
Đời sống của...
Từ đầu Công nguyên cho đến các thế kỷ XVII-XVIII, trên dải đất miền Trung Việt Nam, chủ yếu là...
Đời sống của...
Vương quốc Phù Nam là một quốc gia cổ đại - Nhà nước đầu tiên có nền chính trị, kinh tế...
Di sản văn hoá...
Borobudur là một kỳ quan kiến trúc Phật giáo cổ kính, tinh xảo, được xây dựng từ năm 750 đến...
Di sản văn hoá...
Từ tên gọi một gò đất trên cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh...
Di tích lịch...
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có diện tích 20 héc ta, bao gồm khu...
Một số làng...
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông...
Các cuộc khởi...
Tháng 2 năm Canh Tý, tức năm 40, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa...
Chiến thắng...
Năm 930, vua Nam Hán mở cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ nhất, đánh bại chính quyền Khúc...
Di tích lịch...
Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, được...
Di tích lịch...
Để ghi nhớ công lao của Ngô Quyền - người lãnh đạo quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên...
Di tích lịch...
Để ghi nhớ công lao của Phùng Hưng, nhân dân một số làng nằm trên tuyến đường tiến quân...
Di tích lịch...
Khu di tích đền Bà Triệu là công trình văn hóa, lịch sử được xây dựng để tưởng nhớ...
Lịch sử tiền...
Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người. Nó được dùng để lưu thông và đánh...
Có thể bạn cũng quan tâm
Bộ USB Giáo dục...
Đẩy mạnh giáo dục công dân nhằm tăng cường sự tham gia tích cực của công dân vào các...
Sự tỏa nhiệt...
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm. Do đó, các thí nghiệm giữ vai trò quan trọng...
Tính chất hấp...
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm. Do đó, các thí nghiệm giữ vai trò quan trọng...
Hướng dẫn tập...
Ngay từ bây giờ, bạn có thể cùng con làm quen và tập viết những nét cơ bản để bé khỏi...
Thực hiện phản...
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm. Do đó, các thí nghiệm giữ vai trò quan trọng...
Người con của...
Kể chuyện là phân môn quan trọng trong chương trình, nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc...
Hướng dẫn tập...
Ngay từ bây giờ, bạn có thể cùng con làm quen và tập viết những nét cơ bản để bé khỏi...
Dung môi và chất...
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm. Do đó, các thí nghiệm giữ vai trò quan trọng...
Sách giáo khoa...
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó trọng tâm là đổi mới Chương...
Bộ USB Công nghệ...
Như chúng ta đã biết Công nghệ là một môn học gắn với thực tiễn sản xuất và đời sống,...