Di tích lịch sử Đền thờ Bà Triệu

Khu di tích đền Bà Triệu là công trình văn hóa, lịch sử được xây dựng để tưởng nhớ công lao to lớn của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, người có công đánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô vào giữa thế kỷ thứ 3. Đây là một trong những di tích lịch sử lâu đời nhất ở tỉnh Thanh Hóa. Lúc khởi dựng vào thế kỷ thứ 6, đền chỉ có 3 gian nhà gỗ lợp tranh, bên trong có một bệ thờ Bà Triệu. Qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, đền nhiều lần được tôn tạo, tu sửa, được ban sắc phong và tổ chức tế lễ.
Toàn bộ khu đền thờ Bà Triệu hiện nay là một quần thể kiến trúc rộng gần 4 héc ha, nằm trên núi Gai, sát quốc lộ 1A, thuộc địa phận làng Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật nguyên bản quý hiếm như tượng Bà Triệu bằng đồng, 65 đạo sắc phong qua các triều đại phong kiến Việt Nam, 10 cuốn thần phả viết bằng chữ Hán, ... cùng với một kho tàng các sự tích, huyền thoại, ca dao, tục ngữ gắn liền với cuộc đời Bà Triệu.
Năm 1979, Khu di tích đền Bà Triệu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia; đến năm 2014, được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Sự vinh danh này thêm một lần nữa khẳng định các giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và cảnh quan của quần thể di sản đền Bà Triệu, gồm đền, lăng mộ và đình làng Phú Điền.
Lễ hội đền Bà Triệu cũng được duy trì suốt nhiều thế kỷ cho đến tận ngày nay. Chính hội diễn ra vào ngày 22 tháng 2 âm lịch hằng năm, cũng là ngày giỗ Bà Triệu. Vì làng Phú Điền tôn thờ Bà Triệu là Thành hoàng làng, nên lễ hội được tổ chức ở đền, đình và lăng mộ, đồng thời các nghi thức tế lễ cũng diễn ra ở ba địa điểm này.
Bên cạnh các nghi thức trang trọng của lễ tế, một trong những điểm nhấn hấp dẫn, thu hút nhất của lễ hội đền Bà Triệu là lễ rước bóng Vua Bà (tức rước kiệu). Rước bóng là nghi thức đặc biệt quan trọng và linh thiêng trong lễ hội đền Bà Triệu, có sự tham gia của hầu hết quan viên, chức sắc, kỳ lão và nhân dân trong làng, trong vùng. Họ nối nhau theo hành trình đám rước từ đền, đến lăng, về đình. Sau khi cử hành các nghi lễ, đoàn rước kiệu sẽ quay trở lại đền và làm lễ yên vị.
Cùng với lễ rước kiệu là màn diễn Ngô, Triệu giao quân, tái hiện không khí xuất trận và chiến thắng của nghĩa quân Bà Triệu thuở nào. Bên cạnh đó, còn có hát chầu văn, một hình thức âm nhạc truyền thống, phổ biến trong nghi lễ tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Ngoài các nghi thức trên còn có lễ Mộc Dục diễn ra tại đền và đình Bà Triệu vào các ngày 18 và 19 tháng 2 âm lịch, do các ông từ chịu trách nhiệm thực hiện. Tiếp đó là tế Phụng nghinh, rất trang nghiêm và linh thiêng với thời gian tế kéo dài nửa ngày.
Cùng chủ đề
Hiện vật khảo...
Văn hóa Phùng Nguyên được phát hiện năm 1959, ở làng Phùng Nguyên, xã Kinh Kệ, huyện...
Hiện vật khảo...
Văn hóa Sơn Vi là di chỉ văn hóa được lấy tên theo xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ,...
Giới thiệu hiện...
Xuất hiện trước Công nguyên khoảng 800 năm, Văn hóa Đông Sơn có vị trí đặc biệt trong lịch...
Đời sống con...
Trong điều kiện thiên nhiên hoang dã, công cụ lao động thô sơ, trình độ thấp, người nguyên...
Nhà nước Âu...
Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, trên cơ...
Nhà nước Văn...
Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng. Vua chia nước ra làm 15 bộ. Hầu hết những người em của vua...
Đời sống của...
Từ đầu Công nguyên cho đến các thế kỷ XVII-XVIII, trên dải đất miền Trung Việt Nam, chủ yếu là...
Đời sống của...
Vương quốc Phù Nam là một quốc gia cổ đại - Nhà nước đầu tiên có nền chính trị, kinh tế...
Di sản văn hoá...
Borobudur là một kỳ quan kiến trúc Phật giáo cổ kính, tinh xảo, được xây dựng từ năm 750 đến...
Di sản văn hoá...
Từ tên gọi một gò đất trên cánh đồng phía Đông Nam núi Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh...
Di tích lịch...
Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội có diện tích 20 héc ta, bao gồm khu...
Một số làng...
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông...
Các cuộc khởi...
Tháng 2 năm Canh Tý, tức năm 40, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa...
Chiến thắng...
Năm 930, vua Nam Hán mở cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ nhất, đánh bại chính quyền Khúc...
Di tích lịch...
Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, được...
Di tích lịch...
Để ghi nhớ công lao của Ngô Quyền - người lãnh đạo quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên...
Di tích lịch...
Để ghi nhớ công lao của Phùng Hưng, nhân dân một số làng nằm trên tuyến đường tiến quân...
Di tích lịch...
Khu di tích đền Bà Triệu là công trình văn hóa, lịch sử được xây dựng để tưởng nhớ...
Lịch sử tiền...
Tiền ra đời từ nhu cầu kinh tế thực tế của loài người. Nó được dùng để lưu thông và đánh...
Có thể bạn cũng quan tâm
Vòng đời của...
Vòng đời của bướm luôn hấp dẫn các bé khi bắt đầu tìm hiểu về thế giới động vật bởi vì...
Sáng kiến của...
Kể chuyện là phân môn quan trọng trong chương trình, nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc...
Nhà nước Âu...
Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, trên cơ...
Tre ngà - Truyện...
Kể chuyện là phân môn quan trọng trong chương trình, nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc...
Hiện tượng...
Địa mảng là các mảng của lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu...
Tác động của...
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến nước biển dâng, đe dọa nhiều đảo và vùng ven...
Bóp nát quả...
Kể chuyện là phân môn quan trọng trong chương trình, nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc...
Khuyển Yêu Thiếu...
Cũng giống như nhân vật chính InuYasha, Sesshoumaru là con trai cả của Đại Khuyển Yêu Inu no Taishou. Nhưng chẳng...
Nước có gas...
Hoá học là một môn khoa học thực nghiệm. Do đó, các thí nghiệm giữ vai trò quan trọng...
Người mẹ -...
Kể chuyện là phân môn quan trọng trong chương trình, nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc...