Dải ngân hà

Dải ngân hà là thiên hà chứa Hệ mặt trời của chúng ta. Vào những đêm trời quang ta có thể quan sát thấy nó vào ban đêm trên bầu trời. Nó có dạng một dải sáng mờ màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành. Người Trung Hoa cổ đại tưởng tượng đó là một dòng sông chảy trên trời và gọi nó là Ngân Hà (Sông Ngân).
Nhìn từ Trái Đất, dải Ngân Hà mờ ảo vắt ngang bầu trời, ánh sáng quan sát được phần lớn bắt nguồn từ các ngôi sao phía xa, cùng với các vật chất nằm trong mặt phẳng thiên hà. Có một số vùng tối do ánh sáng từ các ngôi sao bị hấp thu bởi bụi vũ trụ. Dải Ngân Hà có độ sáng bề mặt tương đối thấp, do vậy muốn quan sát được nó thì bầu trời đêm cần phải đạt đến một độ tối nhất định. Ở những vùng đô thị, khó có thể thấy rõ Ngân Hà bằng mắt thường do cường độ ánh sáng khá cao. Tuy nhiên ở các vùng nông thôn rộng lớn thì việc quan sát dễ dàng hơn.
Ga-li-lê đã lần đầu quan sát được các ngôi sao riêng biệt trong Dải ngân hà vào năm 1610 bằng chính kính viễn vọng của mình. Tuy nhiên, cho tới tận thế kỉ 20, các nhà thiên văn học vẫn cho rằng toàn bộ vũ trụ mà con người biết lúc bấy giờ đều nằm trong dải ngân hà. Hiện nay con người đã chứng minh được dải ngân hà chứa Mặt trời của chúng ta chỉ là một trong số rất rất nhiều dải ngân hà khác trong vũ trụ.
Dải ngân hà là một thiên hà xoắn ốc có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và chứa hơn 200 tỷ ngôi sao, cùng với hơn 100 tỉ hành tinh. Dải ngân hà có hai cánh tay xoắn ốc nhỏ hơn. Một trong hai cánh tay đó được đặt tên là cánh tay xoắn ốc O-ri-ông, có chứa Hệ mặt trời của chúng ta. Do Hệ Mặt Trời nằm ở phần rìa của thiên hà, nên chúng ta không thể nhìn xuyên qua được tâm Ngân Hà để quan sát phía bên kia của nó.
Cả dải ngân hà di chuyển với vận tốc khoảng 600 km trên giây. Nó chứa cả các ngôi sao cổ xưa nhất của vũ trụ, thậm chí với tuổi đời bắt đầu không lâu sau vụ nổ Big Bang. Nó còn tự quay quanh lõi của mình. Những cánh tay xoắn ốc luôn di chuyển trong không gian, Mặt trời cùng các hành tinh cũng chuyển động cùng với chúng.
Hệ mặt trời của chúng ta di chuyển với tốc độ 220 km trên giây, nhưng dù với vận tốc nhanh như vậy, chúng ta cũng phải mất đến 230 triệu năm để hoàn thành một vòng quay quanh lõi dải ngân hà.
Đây chỉ là những khái niệm cơ bản nhất về Dải ngân hà. Mó vô cùng rộng lớn và cho đến ngày nay các nhà khoa học chỉ mới nghiên cứu được một phần rất rất nhỏ trong nó.
Cùng chủ đề
Hoạt động phun...
Núi lửa là một nơi mà các vật chất từ bên trong Trái đất giải phóng lên bề mặt....
Ứng phó với...
Trong 2 thập niên đầu thế kỷ 21, Việt Nam là một trong 4 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nhiều nhất...
Tác động của...
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến nước biển dâng, đe dọa nhiều đảo và vùng ven...
Sự nóng lên...
Tính từ giữa thế kỷ 19 đến nay, nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất đã tăng trung...
Các mùa trong...
Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm. Sau mùa đông lạnh lẽo, Tiết trời ấm áp hơi se...
Dải ngân hà
Dải ngân hà là thiên hà chứa Hệ mặt trời của chúng ta. Vào những đêm trời quang ta...
Hệ mặt trời
Hệ Mặt Trời hay Thái Dương Hệ là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên...
Chuyển động...
Hằng ngày chúng ta đều thấy Mặt Trời, Mặt Trăng và các ngôi sao trên bầu trời chuyển động...
Chuyển động...
Khi quan sát chuyển động của Mặt Trăng ta thấy có sự biến đổi các pha trong một chu kì chuyển động...
Đa dạng sinh...
Đa dạng sinh học là một từ khái quát để chỉ về các giống loài khác nhau trong tự nhiên....
Các nguyên nhân...
Nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học ngoài các yếu tố đến từ tự nhiên như thiên tai,...
5 giới sinh vật
Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần, đầu tiên là các...
Cấu tạo của...
Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất cao, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt...
Ngày đêm luân...
Trái đất mà chúng ta đang sống luôn vận động không ngừng và chúng ta biết đến sự vận...
Cấu tạo của...
Trái đất là hành tinh thứ 3 tính từ mặt trời và là hành tinh lớn nhất trong các...
Hiện tượng...
Địa mảng là các mảng của lớp vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu...
Giông sét và...
Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau gây ra hiện tượng phóng tia lửa điện, chúng...
Hạn hán và cách...
Hạn là hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai do sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa trong...
Lũ lụt sạt...
Có nhiều nguyên nhân gây ra lũ lụt như: bão, triều cường, mưa lớn kéo dài khiến cho lượng...
Xâm nhập mặn...
Phần lớn các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có cao độ tự nhiên thấp, nên dễ bị...
Bão và cách phòng...
Bão và áp thấp nhiệt đới được gọi chung là một vùng gió xoáy, có đường...
Có thể bạn cũng quan tâm
Hướng dẫn tập...
Ngay từ bây giờ, bạn có thể cùng con làm quen và tập viết những nét cơ bản để bé khỏi...
Ruộng bậc thang...
Truyền thuyết vùng Tây Bắc kể rằng, cách đây khoảng 4 thế kỷ, những tộc người như Mông, Dao, La...
Giới thiệu hiện...
Xuất hiện trước Công nguyên khoảng 800 năm, Văn hóa Đông Sơn có vị trí đặc biệt trong lịch...
Bóp nát quả...
Kể chuyện là phân môn quan trọng trong chương trình, nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt ở bậc...
Các cuộc khởi...
Tháng 2 năm Canh Tý, tức năm 40, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa...
Tiết dạy mẫu...
Để có cơ sở cho việc lựa chọn SGK, việc thành lập hội đồng và hình thức bỏ phiếu kín... chỉ...
Bộ tranh 8 bước...
Đánh răng hằng ngày mang lại lợi ích gì? - Giúp loại bỏ những mảng bám trên bề mặt...
Đa dạng lưỡng...
Động vật lưỡng cư là một lớp động vật có xương sống máu lạnh, thích nghi với đời sống vừa...
Cuộc tình lãng...
Cô gái Hà Nội mơ mộng gặp được "người tình châu Âu", để rồi từ đó xúc...
Hướng dẫn tập...
Ngay từ bây giờ, bạn có thể cùng con làm quen và tập viết những nét cơ bản để bé khỏi...