Cấu tạo của núi lửa

đưa vào giỏ hàng

Cấu tạo của núi lửa

Tác giả: Nguyễn Đức Văn, Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái đất rất cao, càng đi sâu về phía tâm Trái đất, nhiệt độ càng tăng lên, tới mức có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn lại chỉ có thể giải phóng lên bề mặt. Chính vì vậy tại một số khu vực trên Trái đất chúng ta thấy các dãy núi liên tục được nâng lên. Hồ chứa đá nóng chảy bên dưới những ngọn núi này được gọi là lò mắc ma, chúng liên tục được đẩy lên trên.

Khi áp lực bên trong các lò mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về các thành phần bên trong núi lửa để xem điều gì làm cho chúng độc đáo như vậy?

Cấu tạo

Một núi lửa có nhiều thành phần cơ bản. Như đã nói ở trên, bên dưới núi lửa có một hồ chứa đá nóng chảy được gọi là lò mắc ma. Chúng liên tục được đẩy lên bề mặt thông qua các ống phun và khi thoát ra ngoài qua miệng núi lửa sẽ trở thành dung nham.

Nếu núi lửa phun trào dữ dội, các đám tro bụi và đá sẽ bắn tung lên bầu trời. Rất nhiều vật chất thoát ra sẽ tụ lại bên hông núi lửa, chồng chồng lớp lớp tạo thành các lớp khoáng chất. Sau nhiều vụ phun trào, các lớp này ngày càng đầy lên tạo thành hình dạng của núi lửa.

Phân loại

Bạn nghĩ rằng tất cả các núi lửa đều giống nhau? Không hẳn như vậy, chúng khác nhau về cách phun trào, về hình dạng…  Núi lửa có nhiều hình dạng khác nhau như hình thang, hình lá chắn hay thường thấy nhất là hình chóp nón. Núi lửa loại này thường cao và bề mặt núi rất dốc, đây chính là dạng núi lửa điển hình mà hầu hết mọi người hình dung khi nói đến núi lửa. Chúng được tạo thành từ những vụ phun trào dữ dội của đá và nham thạch. Hình dáng của chúng được tạo thành từ lớp tro bụi và đá đã phun lên bầu trời cùng với dung nham đã nguội.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI