Dải ngân hà

đưa vào giỏ hàng

Dải ngân hà

Tác giả: Nguyễn Đức Văn, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Dải ngân hà là thiên hà chứa Hệ mặt trời của chúng ta. Vào những đêm trời quang ta có thể quan sát thấy nó vào ban đêm trên bầu trời. Nó có dạng một dải sáng mờ màu trắng bạc kéo dài do rất nhiều ngôi sao tạo thành. Người Trung Hoa cổ đại tưởng tượng đó là một dòng sông chảy trên trời và gọi nó là Ngân Hà (Sông Ngân).

Nhìn từ Trái Đất, dải Ngân Hà mờ ảo vắt ngang bầu trời, ánh sáng quan sát được phần lớn bắt nguồn từ các ngôi sao phía xa, cùng với các vật chất nằm trong mặt phẳng thiên hà. Có một số vùng tối do ánh sáng từ các ngôi sao bị hấp thu bởi bụi vũ trụ. Dải Ngân Hà có độ sáng bề mặt tương đối thấp, do vậy muốn quan sát được nó thì bầu trời đêm cần phải đạt đến một độ tối nhất định. Ở những vùng đô thị, khó có thể thấy rõ Ngân Hà bằng mắt thường do cường độ ánh sáng khá cao. Tuy nhiên ở các vùng nông thôn rộng lớn thì việc quan sát dễ dàng hơn.

Ga-li-lê đã lần đầu quan sát được các ngôi sao riêng biệt trong Dải ngân hà vào năm 1610 bằng chính kính viễn vọng của mình. Tuy nhiên, cho tới tận thế kỉ 20, các nhà thiên văn học vẫn cho rằng toàn bộ vũ trụ mà con người biết lúc bấy giờ đều nằm trong dải ngân hà. Hiện nay con người đã chứng minh được dải ngân hà chứa Mặt trời của chúng ta chỉ là một trong số rất rất nhiều dải ngân hà khác trong vũ trụ.

Dải ngân hà là một thiên hà xoắn ốc có đường kính khoảng 100.000 năm ánh sáng và chứa hơn 200 tỷ ngôi sao, cùng với hơn 100 tỉ hành tinh. Dải ngân hà có hai cánh tay xoắn ốc nhỏ hơn. Một trong hai cánh tay đó được đặt tên là cánh tay xoắn ốc O-ri-ông, có chứa Hệ mặt trời của chúng ta. Do Hệ Mặt Trời nằm ở phần rìa của thiên hà, nên chúng ta không thể nhìn xuyên qua được tâm Ngân Hà để quan sát phía bên kia của nó.

Cả dải ngân hà di chuyển với vận tốc khoảng 600 km trên giây. Nó chứa cả các ngôi sao cổ xưa nhất của vũ trụ, thậm chí với tuổi đời bắt đầu không lâu sau vụ nổ Big Bang. Nó còn tự quay quanh lõi của mình. Những cánh tay xoắn ốc luôn di chuyển trong không gian, Mặt trời cùng các hành tinh cũng chuyển động cùng với chúng.

Hệ mặt trời của chúng ta di chuyển với tốc độ  220 km trên giây, nhưng dù với vận tốc nhanh như vậy, chúng ta cũng phải mất đến 230 triệu năm để hoàn thành một vòng quay quanh lõi dải ngân hà.

Đây chỉ là những khái niệm cơ bản nhất về Dải ngân hà. Mó vô cùng rộng lớn và cho đến ngày nay các nhà khoa học chỉ mới nghiên cứu được một phần rất rất nhỏ trong nó.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI