Xâm nhập mặn và cách phòng tránh

đưa vào giỏ hàng

Xâm nhập mặn và cách phòng tránh

Tác giả: Đặng Tùng, Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Phần lớn các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có cao độ tự nhiên thấp, nên dễ bị lũ lụt và xâm nhập mặn. Sự xâm nhập mặn thường diễn ra vào mùa khô, khi nước sông cạn kiệt khiến nước biển theo các sông, kênh dẫn tràn vào gây mặn.

Hiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng, tình trạng xâm nhập mặn ngày càng trở nên phức tạp. Việc khai thác nước ngầm quá mức không theo quy hoạch làm suy kiệt nguồn nước ngầm, cũng là nguyên nhân gia tăng xâm nhập mặn.

Hiện tượng này không chỉ gây thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người dân trong khu vực do nguồn nước bị nhiễm mặn.

Để phòng chống xâm nhập mặn cần phát động phong trào toàn dân tham gia chống hạn, chống nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long bằng cách tích trữ nước trong mùa mưa vào bồn chứa, bể chứa, ao hồ,.. góp phần giải quyết phần nào những khó khăn trong sinh hoạt do hạn mặn gây ra.

Trong sản xuất nông nghiệp, cần có kế hoạch lâu dài về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo phương châm tiết kiệm nước, thích hợp với môi trường nước mặn, nước lợ; chuyển đổi những diện tích lúa ven biển không hiệu quả, thường xuyên bị mặn sang nuôi trồng thủy hải sản.
 
Xây dựng hệ thống cống điều khiển dòng mặn, ngọt trên hệ thống kênh, sông rạch để kiểm soát mặn và tích ngọt.    

Để cấp nước sinh hoạt, cần xây dựng các công trình quy mô lớn ở vùng cửa sông nhằm chủ động trữ và giữ nước ngọt với khối lượng lớn trong mùa khô.  

Đi cùng với các biện pháp trên là triển khai trồng, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển, nhằm từng bước tạo đai rừng chắn sóng, chống sạt lở bờ biển, tăng cường khả năng hấp thụ khí các bon nic, bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái ven biển, tạo sinh kế bền vững cho người dân những vùng bị ảnh hưởng bởi ngập mặn.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI