USB Đời sống xã hội và phong tục của người Văn Lang Âu Lạc

đưa vào giỏ hàng

USB Đời sống xã hội và phong tục của người Văn Lang Âu Lạc

Tác giả: Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Từ Công Danh, Võ Quốc Khanh, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Đứng đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng. Vua chia nước ra làm 15 bộ. Hầu hết những người em của vua cai trị các bộ này. Họ được gọi là Lạc tướng và có quyền cha truyền con nối.

Dưới các bộ là các công xã nông thôn, nơi có các Bố chính, tức là các già làng đứng đầu. Ngoài ra, Vua có một hàng ngũ quan chức để giúp mình trị nước. Các quan ấy được gọi là Lạc hầu. Các con trai của vua được gọi là Quan lang, còn con gái được gọi là Mị Nương.

Đời sống vật chất thời bấy giờ còn thô sơ, nhà sàn chủ yếu làm bằng gỗ, dệt cỏ làm chiếu, lấy vỏ cây làm áo. Ngày thường, đàn ông để trần mặc khố, phụ nữ mặc váy, vua quan thì có thêm áo hai mảnh.

Về đời sống tinh thần, có nhiều phong tục tập quán, lễ hội được định hình; nghệ thuật âm nhạc, đồ trang sức, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt đã đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao, Nghệ thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương.

Nhà nước Âu Lạc được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ ba trước Công nguyên, trên cơ sở hợp nhất hai bộ tộc Âu Việt của  Thục Phán An Dương Vương và Lạc Việt (hay còn gọi là Văn Lang) của vua Hùng. Lãnh thổ nước Âu Lạc cũng được mở rộng trên cơ sở sáp nhập hai vùng lãnh thổ Văn Lang và Âu Việt.  Vì vậy, nước Âu Lạc là một bước phát triển mới, kế tục nước Văn Lang.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI