Phố cổ Hội An

đưa vào giỏ hàng

Phố cổ Hội An

Tác giả: Đặng Tùng, Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Vào thế kỷ 16, Hội An là một thương cảng quốc tế sấm uất, quanh năm tấp nập tàu thuyền của các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Ý. Trải qua những biến thiên của lịch sử và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, hầu hết các đô thị cổ trên thế giới đều bị hủy hoại, hoặc được cải tạo theo kiểu hiện đại, nhưng Hội An vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn với hơn 1000 di tích kiến trúc từ nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ gia tộc, giếng cổ… đến các món ăn truyền thống.

Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp cổ kính của những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường. Nhà cổ Quân Thắng là một trong những di tích được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Ngôi nhà được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và cách bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây.   

Chùa Cầu nằm bắc ngang trên con lạch nhỏ, là ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Hội An. Cầu được các thương nhân người Nhật xây dựng vào đầu thế kỷ 17 nên còn được gọi là cầu Nhật Bản. Chùa Cầu đã trải qua nhiều lần trùng tu song vẫn giữ được nguyên vẹn nét cổ kính.   

Chùa Ông, còn được gọi là Quan Công miếu, được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba, trung liệt thời Tam Quốc là Quan Vân Trường. Hiện nay, trong miếu còn rất nhiều hoành phi, sắc phong, bia đá và những hiện vật cổ.

Làng rau Trà Quế nằm cách trung tâm khu phố cổ Hội An khoảng 2,5 km về phía Bắc, được hình thành từ thế kỷ 17 – 18, nổi tiếng với nhiều loại rau có hương vị đậm đà . Đặc biệt rau ở đây được bón bằng loại rong lấy từ đầm Trà Quế khiến rau có mùi vị khác biệt.

Tại bảo tàng Lịch sử văn hoá Hội An hiện đang trưng bày trên 200 hiện vật liên quan đến các giai đoạn phát triển của thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh đầu thế kỷ thứ II đến văn hóa Chăm pa, văn hóa Ðại Việt, Ðại Nam. Đây chính là minh chứng sinh động cho lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất  Hội An.

Với những giá trị đặc sắc về văn hoá, lịch sử  ấy, phố cổ Hội An được U-NES-CO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm 1999.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI