Bộ tranh một số làng nghề truyền thống

đưa vào giỏ hàng

Bộ tranh một số làng nghề truyền thống

Tác giả: Đặng Tùng, Nguyễn Minh Định, Phạm Viết Dần, Vũ Bá Tuấn, - Khối lớp: 0

Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.

Hiện nay cả nước có trên 5.100 làng nghề và làng có nghề truyền thống. Các làng nghề hoạt động trên đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho khoảng trên 10 triệu lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân chủ yếu ở khu vực nông thôn.

Nhiều làng nghề truyền thống vẫn giữ được thương hiệu sản phẩm nổi tiếng như: dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp, gốm Bầu Trúc, gốm Bình Dương; Chằm nón lá An Hiệp… Trong những năm gần đây, một số làng nghề truyền thống đã cải tiến kỹ thuật, công nghệ, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực nên sản phẩm ngày càng được thị trường, người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa thích, tiêu thụ với số lượng lớn.

Nghề thủ công Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với nền văn minh lúa nước, gắn liền với những cái tên của làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công với những nét độc đáo, tinh xảo và hoàn hoàn mỹ. Nghề thủ công không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế, mà còn chứa đựng nhiều phong tục tập quán, những nét đẹp văn hoá truyền thống của làng quê Việt Nam.

Trước sự phát triển của nhiều ngành nghề hiện đại, cùng sự đô thị hóa nhanh chóng các vùng đất trở thành khu công nghiệp, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống không bị mai một với những sản phẩm độc đáo mang đậm giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam.

Các chủ đề được xem nhiều

HÃY ĐĂNG KÝ CÁC KÊNH YOUTUBE CỦA CHÚNG TÔI